Dưới góc nhìn Đông y nhược cơ là gì?
Theo Đông y, bệnh nhược cơ thuộc chứng nuy, là tình trạng trương lực cơ bị giảm dẫn tới yếu cơ. Tùy theo từng bệnh nhân với mức độ của bệnh mà trương lực cơ giảm nhiều hay ít. Ở giai đoạn nặng, người mắc bệnh còn không thể nhấc được tay, không chải được tóc, không bước đi được. Bệnh tiến triển trong một ngày, từ nhẹ đến nặng dần sau khi vận động. Cũng theo Đông y, nguyên nhân chính của bệnh nhược cơ là do chức năng tỳ vị bị suy giảm, dẫn truyền thần kinh bị trở trệ.
Bài thuốc chữa nhược cơ
Dựa vào nguyên nhân chính gây ra bệnh nhược cơ theo Đông y, các bài thuốc dưới đây đều có chức năng bổ tỳ, giúp cải thiện lực tay chân hoặc cải thiện quá trình dẫn truyền thần kinh-cơ.
NGUYÊN NHÂN SUY NHƯỢC CƠ THỂ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y học hiện đại coi vi trùng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Nên cách chữa trị là tìm ra loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh để cô lập và ngăn ngừa sự lây lan của chúng bằng các biện pháp kháng sinh, diệt khuẩn…
Do vậy, nếu bạn chỉ có các triệu chứng mệt mỏi kéo dài, mất tập trung, ăn kém ngủ khó, đau cơ… mà không có kèm theo tình trạng nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi thì các kết quả xét nghiệm của y học hiện đại sẽ không thấy gì bất thường. Khi đó Tây y sẽ điều trị theo triệu chứng bạn đang có; nếu đau cơ dùng thuốc giảm đau, nếu co cơ dùng thuốc giãn cơ, nếu mất ngủ dùng thuốc an thần…
Đông Y cho rằng gốc của bệnh là do sự mất quân bình âm dương, thiếu hụt khí huyết và công năng của các tạng phủ bất thường. Khi cơ thể khỏe mạnh, khí huyết dồi dào thì các “tà khí” như: phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa không dễ gì xâm nhập và gây bệnh cho người.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ BẰNG ĐÔNG Y
Từ các nguyên nhân trên cho thấy đa phần người bị SNCT là do khí huyết âm dương và công năng của tạng phủ hư tổn. Đầu tiên hư tổn khí huyết âm dương ở một tạng phủ nào đó, do ngũ tạng tương quan (có sự liên hệ mật thiết với nhau), khí huyết đồng nguyên (cùng hóa sinh và chuyển hóa lẫn nhau), âm dương hỗ căn (có tác động qua lại), vì thế mà trong quá trình bệnh biến một tạng tổn thương sẽ có ảnh hưởng đến tạng khác.
Khí huyết là nguồn nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của các tạng phủ. Khí huyết sung túc, âm dương cân bằng, tạng phủ làm việc bình thường, cơ thể khỏe mạnh.
Vì vậy, một bài thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể cần phải có tác dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tạng và điều hòa âm dương.
TRỊ BỆNH SUY NHƯỢC CƠ THỂ BẰNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo Lương y: Huỳnh Thị Diệu Hiền, căn cứ vào tình hình thể trạng của mỗi người bệnh mà các thầy thuốc sẽ có các bài thuốc điều trị khác nhau.
Sau gần 1 tháng điều trị bằng thuốc Đông y kết hợp với bài giảng Trường sinh học từ Lương y Diệu Hiền, khi đến tái khám, sư thầy đã gần như hồi phục hoàn toàn. Người khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ đủ giấc, tinh thần phấn chấn, không còn thấy nóng giận.
Vui lòng đợi ...